Category Archives: Cao Huyết Áp

Người cao huyết áp lưu ý khi nhiệt độ thấp

Mùa đông là mùa dễ gây ra “trở ngại” cho người mắc bệnh cao huyết áp và cũng là mùa khó khống chế huyết áp nhất.

Thời tiết lạnh, huyết áp không dễ khống chế, nguy hiểm chủ yếu là gây ra bệnh biến chứng. Do mùa đông nhiệt độ thấp, cơ thể vì muốn duy trì thân nhiệt ổn định, giảm bớt sự toả nhiệt, các mao mạch sẽ co lại khiến lực cản huyết quản điều tiết bên ngoài tăng lên.nhiet do thap

Đồng thời, nhiệt độ thấp nên ra mồ hôi ít, khiến dung lượng máu tăng lên. Nếu ăn quá nhiều các chất đường, béo… sẽ khiến khả năng hấp thụ và trữ nước trong cơ thể tăng, làm cho dung lượng máu trong cơ thể tăng theo. Thêm vào đó là sự tồn tại của các trạng thái tình cảm xảy ra hàng ngày trong cuộc sống như lo lắng, căng thẳng, tức giận… tất yếu sẽ làm cho huyết áp không dễ khống chế.

Trong trường hợp thời tiết thay đổi, tính giao động của huyết áp tăng cao, nguy cơ chủ yếu là gây ra bệnh biến chứng, đặc biệt là xuất huyết não, đứt mạch máu do thiếu máu và tử vong do nhồi máu cơ tim.

Thế nào là huyết áp bất thường?

Huyết áp của chúng ta thường có hai thời khắc “cao điểm”, đó là khoảng 9 giờ sáng và 6 giờ chiều.

Huyết áp tăng cao hay xuống thấp là tuỳ theo sự thay đổi của tinh thần và cơ thể, thông thường trong khi ngủ khoảng 3 – 4 giờ đêm là thấp nhất, sáng sớm dần dần tăng cao, đến 9 giờ sáng là ở đỉnh cao nhất. Buổi chiều xuống khá thấp, đến 6 giờ chiếu lại trở lại cao điểm và trước khi ngủ lại về “đáy”.

Nếu sự thay đổi huyết áp của một ngưòi không phù hợp với quy luật này, điều đó đã nói rõ huyết áp của người đó đã không khống chế được, cần phải điều chỉnh uống thuốc.

Vì thế, trước khi đi khám bác sỹ, nên ở nhà tự đo huyết áp của mình trước 1 tuần. Mỗi ngày kiểm tra 4 lần vào các thời điểm: sau khi thức dậy, 9 giờ sáng, 6 giờ chiều và 9 giờ tối. Ngoài ra cần chú ý: nếu vừa vận động thì nên nghỉ 10 phút,  sau đó mới kiểm tra huyết áp để có kết quả chuẩn xác.

5 nguyên tắc sống không thể bỏ qua

Ngoài yếu tố khí hậu, các thói quen sinh hoạt không tốt cũng có thể gây ra nguy hại cho người mắc bệnh cao huyết áp. Theo các chuyên gia, người bị bệnh cao huyết áp nên chú ý các nguyên tắc trong sinh hoạt hằng ngày sau:

1. Chú ý phòng lạnh giữ ấm, tránh gió lạnh.

2. Nghiêm khắc hạn chế lượng muối nạp vào cơ thể, mỗi ngày không nên ăn quá 6g. Nên ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt nạc, gà, cá, sữa và chế phẩm từ đậu. Hạn chế ăn những món ăn dầu mỡ, không hút thuốc, hạn chế uống rượu, và nên giữ cho đại tiện được thông suốt.

3. Kiên trì tập luyện thể thao, nâng cao khả năng chống lạnh, cố gắng hết sức để tham gia một số môn thể thao ngoài trời có lợi cho huyết áp như đi bộ, tập thái cực quyền và khí công…

4. Khống chế tâm trạng, tránh để thể lực và tinh thần rơi vào tình trạng quá mệt mỏi. Tức giận và lo lắng cực độ đều có thể gây ra đứt mạch máu não. Cần duy trì tâm trạng lạc quan vui vẻ, không đuợc quá vui vẻ, quá tức giận, lo lắng, buồn phiền, bi thương, sợ hãi.

5. Kiên trì uống thuốc, duy trì huyết áp ổn định. Người bị bệnh cao huyết áp uống thuốc giảm huyết áp không nên tuỳ tiện dừng uống bởi sẽ dễ tăng huyết áp đột biến sau 40 giờ ngừng uống thuốc.

(Theo Dantri)

giam chong cao huyet ap

Giấm chống cao huyết áp

Các thực phẩm ngâm với giấm như lạc, đậu nành, tỏi, nấm hương, rong biển… đều có tác dụng làm giảm mỡ máu, phòng chống xơ vữa động mạch, góp phần điều hoà huyết áp.giam chong cao huyet ap

Sở dĩ có được công dụng này là vì axit nicken và vitamin C trong thành phần của giấm có tác dụng làm giãn mạch, hạ cholesterol, chống béo phì và tăng cường tính đàn hồi của thành mạch.

– Lấy chừng 1 bát lạc sống (hạt lạc còn nguyên vỏ) ngâm với một lượng giấm vừa đủ, ít nhất trong 7 ngày, mỗi ngày đảo đều 2 lần. Hàng ngày, vào buổi sáng và buổi tối ăn mỗi lần 10 hạt. Khi huyết áp đã hạ và ổn định có thể chỉ ăn 1 lần trong ngày.

– Dùng 500g đậu nành rang vàng (chú ý không được để cháy) rồi đem ngâm với 1 lít giấm, sau 10 ngày là có thể dùng được. Mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 5 – 6 hạt, dùng thường xuyên rất có lợi cho sức khoẻ.

– Lấy một lượng tỏi vừa đủ (dùng loại vỏ tím là tốt nhất) bóc bỏ vỏ rồi đem ngâm cùng với 150g đường đỏ trong 150ml giấm, sau chừng nửa tháng là dùng được. Mỗi ngày ăn 2 tép tỏi và uống một chút nước giấm vào lúc sáng sớm khi chưa điểm tâm, 10 – 15 ngày là 1 liệu trình.

– Nấm hương lượng vừa đủ, bỏ cuống, rửa sạch rồi cho vào trong lọ, đổ giấm ngập kín ngâm trong khoảng nửa tháng là được. Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10ml. Tương tự như vậy, có thể thay nấm hương bằng rong biển (còn gọi là côn bố hoặc hải đới).

– Lấy 500ml giấm cho vào nồi đun sôi rồi đổ 500g mật ong vào luyện thành dạng hồ. Mỗi ngày ăn 3 lần, mỗi lần 10g.

– Đem hoà tan 500g đường phèn với 100ml giấm, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 10ml sau bữa ăn, 10 ngày là 1 liệu trình, có thể dùng liên tục 3 – 5 liệu trình.

– Đập một quả trứng gà vào bát, đổ 60ml giấm vào quấy đều rồi hấp chín, ăn vào sáng sớm, 7 ngày là một liệu trình, có thể dùng liên tục vài liệu trình.

Ths Hoành Khánh Toàn

(Theo Vietnamnet)

Người cao huyết áp không nên dùng nhân sâm

Suốt mấy hôm căng thẳng vì chuẩn bị đám cưới cho con trai, bà Loan (Thanh Xuân, Hà Nội) thường nhấm chút sâm cho đỡ mệt. Sau đó, bà bị lên cơn tăng huyết áp.nhan sam

Do quá nhiều công việc, chuyện ăn uống nhà bà Loan mấy hôm vừa rồi cứ bữa đực bữa cái. Vì vậy, bà đã mua sẵn một gói sâm, thỉnh thoảng đưa cho con cháu, và bản thân mình cũng ngậm. Đến sát hôm cưới, bà thấy rất chóng mặt, đau đầu, mắt hơi mờ, nghe có tiếng o o trong tai.

Đo huyết áp, bà Loan thấy con số tăng vọt. Tư vấn bác sĩ, bà được giải thích là tình trạng căng thẳng do việc nhà cộng với dùng nhân sâm đã khiến huyết áp tăng cao.

Theo bác sĩ Tạ Văn Sang, Trung tâm y dược Tinh hoa (Nguyễn Như Đổ, Hà Nội), nhân sâm được khuyến cáo không dùng cho những người vốn có bệnh huyết áp cao như bà Loan, bởi có thể làm cơn tăng huyết áp trở nên trầm trọng hơn, rất nguy hiểm.

Ngoài ra, bạn cũng không nên dùng nhân sâm trong những trường hợp sau:

Đau bụng: Sách thuốc Đông y có câu “Phúc thống phục nhân sâm tắc tử” tức là đau bụng mà uống nhân sâm thì có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Khó ngủ: Nhân sâm có thể hưng phấn khiến bạn càng khó ngủ thêm, vì vậy bạn không nên dùng nó vào buổi tối.

Người khỏe mạnh: Nếu dùng nhiều sẽ lãng phí và có thể gây mất cân bằng cho cơ thể.

Nhân sâm rất tốt khi sử dụng cho những người mệt mỏi, suy nhược, nhất là những người gầy yếu, cơ địa nội nhiệt (nóng trong), hay bị mụn nhọt, trứng cá, rôm sảy, mẩn ngứa. Người có thai mệt mỏi, suy nhược vẫn có thể sử dụng, nhưng trong 3 tháng đầu thì phải thật cần thiết mới dùng vì đây là giai đoạn hình thành thai nhi, nhân sâm có thể ảnh hưởng không tốt cho em bé.

Chỉ nên dùng 2-4 g nhân sâm mỗi ngày, và cũng không nên dùng thường xuyên vì nó dễ làm cho cơ thể phụ thuộc vào dược liệu. Chỉ nên coi nhân sâm là một trong các biện pháp để tăng cường sức khỏe, bên cạnh các biện pháp khác như ăn uống hợp lý, tập luyện thường xuyên.

Việc dùng quá nhiều nhân sâm có thể gây ngộ độc vì vị thuốc này vẫn có độc tính. Các thực nghiệm cho thấy, nếu chuột nhắt uống bột nhân sâm với liều 5 g/kg cân nặng thì 50% số chuột sẽ bị chết.

(Theo Vnexpress)

Củ mã thầy chữa cao huyết áp

         Mã thầy là một loại củ mọc dưới nước, to bằng củ hành, có lớp vỏ nâu đen. Trong dân gian, mã thầy còn có nhiều tên gọi khác như củ năng, bột tề, thủy vu, ô vu, ô từ, hắc sơn lăng, địa lật, hồng từ cô…

        Mã thầy là một loại củ mọc dưới nước, to bằng củ hành, có lớp vỏ nâu đen. Trong dân gian, mã thầy còn có nhiều tên gọi khác như củ năng, bột tề, thủy vu, ô vu, ô từ, hắc sơn lăng, địa lật, hồng từ cô…

Mã thầy vị ngọt, tính hàn, giải độc trừ mụn, nhiều tinh bột, protein và vitamin, có thể thanh nhiệt, hóa đàm, khai vị tiêu thực, sinh tân nhuận táo và làm thuốc chữa các bệnh như: sốt cao, mất nước, vàng da, tiểu ra máu do huyết nhiệt, đau mắt đỏ, viêm phế quản, viêm họng… do đàm nhiệt, mụn nhọt, viêm loét da niêm mạc, nhọt độc, mụn cóc… Mã thầy còn có chứa một hoạt chất chống vi khuẩn, phòng chữa ung thư, hạ huyết áp, trực khuẩn sinh đầy hơi…cu ma thay

Củ mã thầy chứa 68,52% nước, 18,75% tinh bột, 2,25% đạm, 0,19% mỡ và 1,58% chất khoáng. Trong dân gian, củ mã thầy thường được dùng để ăn chơi hoặc tráng miệng sau bữa ăn. Củ mềm, giòn, nhiều nước, vị ngọt. Nhiều người sử dụng mã thầy dưới dạng thức ăn – vị thuốc cho mát như lấy củ thái nhỏ, nấu với bột đậu xanh làm chè lục tàu xá hoặc hầm với dạ dày lợn để thanh nhiệt, bổ dưỡng, tiêu tích, giải độc và dùng dạng bột với tác dụng mát gan, dạ dày và ruột.

Một số bài thuốc hay từ mã thầy

– Mã thầy 500g, đường phèn 250g. Mã thầy ép lấy nước,  lọc qua vải sạch rồi hòa với đường phèn, uống vài lần trong ngày. Công dụng: Thanh nhiệt hóa đàm, nhuận phế, dùng làm đồ uống giải khát có tính mát bổ và chữa các bệnh lý viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp trên như viêm họng, viêm amidal, viêm phế quản…

– Mã thầy 200 g, đường phèn 80 g, mía 350 g, cà rốt 200 g. Mã thầy rửa sạch, gọt vỏ, ngâm nước muối một lát rồi lại rửa sạch; mía róc vỏ, chặt khúc, ngâm qua nước muối; cà rốt rửa sạch thái miếng. Tất cả cho vào nồi đun trong 30 phút với lượng nước vừa đủ, để nguội, uống trong ngày. Công dụng: Thanh nhiệt, hóa đàm, tiêu tích hóa thực, sinh tân, chỉ khát, lợi niệu, hạ áp, dùng rất tốt cho những người bị viêm đường tiết niệu, viêm họng, tiểu tiện bất lợi, viêm thận mạn tính, cao huyết áp, say rượu…

– Mã thầy 10 củ, hải đới 25 g, râu ngô 25 g. Mã thầy gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng, đem sắc cùng hải đới và râu ngô, uống trong ngày. Công dụng: Thanh nhiệt, lợi niệu, giáng áp, dùng làm đồ uống để phòng chống cao huyết áp.

– Mã thầy 200 g, đường phèn 150 g, hoài sơn, hạt sen, khiếm thực, sa sâm, ngọc trúc, bách hợp, ý dĩ và long nhãn mỗi thứ 25 g. Tất cả đem sắc với một lượng nước vừa đủ trong 60 phút, để nguội uống trong ngày. Công dụng: Thanh nhiệt, sinh tân, lương huyết, giải độc, hóa đàm, tiêu tích, mát gan, sáng mắt, dùng làm đồ uống trong mùa hè rất tốt.

Những bài thuốc đơn giản

– Đái ra máu: Mã thầy 150 gam, rễ cỏ tranh 60 gam, sắc uống.

– Cao huyết áp: Mã thầy 100 gam, rau câu, râu ngô mỗi thứ 30 gam, sắc uống.

– Phế vị đàm nhiệt, táo bón: Mã thầy 60 gam, da sứa 60 gam, sắc uống.

– Phiền khát, táo bón: Nước ép mã thầy, nước ép rễ cỏ lau tươi, nước ép ngó sen, nước ép lê, quýt mỗi thứ 5-10 ml, mỗi ngày dùng 1-2 lần.

– Mụn nước: Mã thầy 6 củ rửa sạch, giã nát, lòng trắng trứng 1 quả, trộn đều bôi.

– Đầu vú nứt nẻ: Mã thầy 6 củ giã nát, ép lấy nước, cho một ít băng phiến để bôi.

– Phụ nữ băng huyết: Mã thầy 1 củ đốt tán thành bột, uống với rượu.

(Theo Phụ nữ)

điều trị tốt bệnh tăng huyết áp

Những việc cần làm để điều trị tốt bệnh tăng huyết áp

Điều trị cao huyết áp cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định và đặc biệt phải đúng phương pháp. Dưới đây là những việc bạn cần làm khi tiến hành điều trị.

Để điều trị tốt bệnh tăng huyết áp bạn cần thực hiện 3 điều sau đây:

– Đưa được huyết áp vế thấp hơn 140/90mmHg.

– Thực hiện tốt các biện pháp điều trị không dùng thuốc và có dùng thuốc

– Điều trị các bệnh lý khác đi kèm theo.

Điều trị để mức huyết áp thấp hơn 140/90mmHg là bạn đã tự giúp cơ thể mình trách được các biến chứng nguy hiểm của bệnh tăng huyết áp như: giảm 40% khả năng bị đứt mạch máu não, 50% khả năng bị suy tim mãn, giảm 30% khả năng bị tai biến mạch máu não tái phát, và nhiều biến chứng khác… Như vậy để đạt được các lợi ích này bạn cần thực hiện các điều sau đây:điều trị tốt bệnh tăng huyết áp

– Thực hiện tốt việc điều trị lhông dùng thuốc và việc điều trị có dùng thuốc.

– Điều trị các bệnh lý khác đi kèm theo nếu có.

Trong điều trị không dùng thuốc bạn cần thực hiện 10 điểm sau đây:

1. Nếu bị béo phì, nên áp dụng chế độ ăn giảm cân: ít đường, ít mỡ, nhiều chất đạm và chất xơ rau quả, trái cây.

2. Nên ăn lạt, không ăn quá 1 muỗng cà- phê muối mỗi ngày. Lượng muối này bao gồm cả lượng muối được nêm trong thức ăn và nước chấm.

3. Nên ăn chất đạm có nguồn gốc từ cá và thực vật hơn là các loại thịt heo, bò, gà…

4. Không nên ăn quá ngọt ngay cả khi không bị tiểu đường…

5. Hạn chế ăn mỡ động vật và dầu dừa. Tốt nhất là dùng dầu ô- liu, dầu hướng dương, dầu mè, dầu đậu nành.

6. Nên ăn nhiều rau cải, trái cây để cung cấp nhiều chất khoáng, vitamin và chất xơ.

7. Ngừng hoặc hạn chế uống nhiều rựơu.

8. Bỏ hẳn hút thuốc lá.

9. Giữ nếp sinh hoạt điều độ, ổn định. Tránh trạng thái căng thẳng, xúc động, lo âu.

10. Rèn luyện thân thể thường xuyên: tập thể dục đều đặn ít nhất 45 phút mỗi ngày, 3 lần trong một tuần nhưng không nên gắng sức.

Trong các vấn đề điều trị không dùng thuốc nêu trên thì hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ nếu có thể loại bỏ được, bỏ hút thuốc lá mang lại các lợi ích sau cho sức khỏe:

Lợi ích tức thì

  • 20 phút sau ngưng hút thuốc lá huyết áp, mạch và nhiệt độ trở về bình thường.
  • Sau 24 giờ các cơn đau tim bắt đầu giảm.
  • Sau 48 giờ ăn uống thấy ngon miệng hơn.
  •  Sau 72 giò phế quản dãn ra hơn, hô hấp dễ dàng hơn, lượng không khí hít thở tăng nhiều hơn.
  • Sau 1-9 tháng giảm được những cơn ho, tình trạng thở ngắn và thiếu hơi thở.

Lợi ích lâu dài

  • Sau vài tháng ngưng htuốc lá nguy cơ bệnh mạch vành tim bắt đầu giả rõ rệt và sau 3- 5 năm trở về giống như người chưa hút thuốc lá.
  • Sau10 năm ngưng hút thuốc lá nguy cơ ung thư phổi giảm 30-50%, sau 15 năm nguy cơ ung thư phổi giống như người chưa hút thuốc lá.
  • Ngưng hút thuốc lá còn làm giảm nguy cơ ung thư khác như ung thư thanh quản, thực quản, tuỵ tạng, bàng quang.
  • Ngưng hút thuốc lá còn làm giảm các bệnh lý khác như tai biến mạch máu não, tắc mạch máu ở chân, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm phổi và cải thiện được tình trạng khí phế thủng, viêm phế quản.
  • Ở bệnh nhân tiểu đường ngưng hút thuốc lá làm giảm biến chứng tim mạch và tai biến mạch máu não.

Ngoài vấn đề hút thuốc lá thì uống rượu cũng có nhiều vấn đề cần quan tâm:

– Uống rượu quá nhiều, thường xuyên say xỉn rất dễ bị đột quỵ,tai biến mạch máu não.

– Có sự tỉ lệ thuận giữa bệnh tăng huyết áp và sự uống rượu.

– Người đang uống nhiều thường xuyên khi ngừng rượu khi ngừng rượu đột ngột huyết áp có thể tăng vọt lên và gây tai biến. Do đó nếu bạn đang nghiện rượu khi bỏ rượu cũng phải giảm từ từ trong 3 tháng đến  mức độ có thể chấp nhận được.

– Lượng rượu bia tối đa mà bạn có thể uống mà không gây ảnh hưởng đến tim mạch là không quá 2 lon bia hay 60ml rượu mạnh hoậc1/4 xị rượu đế một ngày.

Điều trị có dùng thuốc:

Mục tiêu: Đưa huyết áp về dưới 140/90mmHg.

Trong điều trị có dùng thuốc bạn cần lưu ý 3 điểm:

– Phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, tái khám đúng kỳ hẹn. Bạn không nên tự ý mua thuốchạ huyết áp để uống hay uống thuốc theo chỉ dẫn của người quen, lối xóm hay bạn bè lhông phải là bác sĩ.

– Theo quan niệm hiện nay thuốc hạ huyết áp nên được sử dụng sớm khi có chỉ định và nên phối hợp nhiều loại thuốc hạ huyết áp với liều thấp hơn là sử dụng một loại thuốc với liều cao.

– Sáu nhóm thuốc hạ huyết áp thường được sử dụng hiện nay có tên là khoa học.

1. Nhóm thuốc lợi tiểu.

2. Nhóm thuốc chẹn kênh canxi

3. Nhóm thuốc ức chế thụ thể bêta

4. Nhóm thuốc ức chế thụ thể alpha

5. Nhóm thuốc ức chế men chuyển

6. Nhóm thuốc ức chế thụ thể angiotensinll

Trong 6 nhóm thuốc chính nêu trên mỗi nhóm có nhiều thế hệ mỗi thế hệ có nhiều dẫn xuất khác nhau, mỗi dẫn xuất lại có nhiều tên thương mạikhác nhau do vậy trên thị trường thuốc hiện nay có đến vài trăm tên thuốc hạ huyết áp.

Khi chọn lựa thuốc huyết áp cho người bệnh thầy thuốc sẽ căn cứ vào 6 yếu tố sau đây:                                                                         

1. Loại thuốc bệnh nhân đã dùng trước đó và sự dung nạp hay phản ứng phụ của bệnh nhân với loại thuốc này.

2. Khả năng kinh tế của bệnh nhân đáp ứng cho việc sử dụng lâu dài với các loại thuốc hạ huyết áp và những xét nghiệm theo dõi khác kèm theo.

3. Các nguy cơ tim mạch mà bệnh nhân đang có.

4. Sự hiện diện của tổn thương nội tạng do tăng huyết áp hay bệnh tim mạch, bệnh thận và đái tháo đường.

5. Sự hiện diện của các bệnh lý khác như rối loạn mỡ trong máu, hen suyễn, bệnh lý về khớp, u sơ tiền liệt tuyến…các bệnh này có thể thuận lợi hay gây bất lợi khi sử dụng một loại thuốc hạ huyết áp.

6. Tương tác giữa thuốc điều trị tăng huyết áp và các loại thuốc khác mà bệnh nhân đang dùng.

Bạn cần tránh ba sai lầm mà người bệnh tăng huyết áp hay mắc phải khi chữa trị là:

1. Tự mua thuốc hạ huyết áp để uống. Đã có nhiều trường họp phải đưa đến bệnh viện cấp cứu do tự uống thuốc hạ huyết áp.

2. Chỉ chữa bệnh khi huyết áp tăng cao và ngừng thuốc khi huyết về bình thường.

3. Uống lâu dài với 1toa thuốc mà không tái khám để đánh giá lại tình trạng bệnh.

Trong quá trình điều trị khi theo dõi huyết áp tại nhà bạn cần lưu ý:

1. Phải có sổ theo dõi huyết áp, trong sổ náy bạn ghi số đo huyết áp mỗi ngày 1-3lần, triệu chứng bất thường trong ngày, thuốc uống trong ngày. Bạn trình cho bác sĩ điều trị sổ này mỗi lần tái khám.

2. Cách dùng máy đo huyết áp điện tử tại nhà: Đa phần bà con sau khi đưa mua máy đo huyết áp điện tử đều bị khủng hoảng trong thời gian đầu vì bạn thường đo huyết áp rất nhiều lần trong ngày mà mỗi lần đo máy điện tử thường cho một số đo khác nhau nên người bệnh cho là huyết áp của mình không ổn định. Từ đó dẫn đến bất an hay khủng hoảng tâm lý. Cho nên khi theo dõi huyết áp tại nhà bạn chỉ nên đo huyết áp 1-3 lần trong ngày, mỗi lần đo huyết áp nên đo 2 lần liên tiếp cách nhau vài phút rồi lấy trung bình 2lần đo. Cần nhớ phải nằm nghĩ khoảng 15 phút trước khi đo. Trước khi đo huyết áp 30 phút không được uống rượu, cà phê hay hút thuốc lá. Không nên đo huyết áp sau khi ăn sau khi mới ngủ dậy.

Như vậy khi tuân thủ đúng các hướng dẫn điều trị và theo dõi của bác sĩ huyết áp của bạn được đưa về thấp hơn 140/90mmHg. Lúc này bạn sẽ thấy mình có cuộc sống thoải mái bình thường không phải lo âu về biến chứng của bệnh tăng huyết áp. Bài nói đến đây là hết, cám ơn sự lắng nghe của quí vị và các bạn.

(Theo medinet.hochiminhcity.gov.vn)

Do huyet ap

Những điều cần lưu ý khi tự đo huyết áp

Ngày nay, bệnh cao huyết áp (HA) ngày càng trở nên phổ biến. Chính vì vậy, trên thị trường, thiết bị chăm sóc sức khỏe cũng xuất hiện nhiều loại máy tự đo HA, nhưng HA kế thủy ngân vẫn được xem là dụng cụ có hiệu quả cao trong việc chẩn đoán bệnh. Thế nhưng, tự đo HA không phải là một việc đơn giản. Vậy cần phải làm gì để đo được HA một cách chính xác nhất? Dưới đây là một số điểm bạn cần lưu ý.Do huyet ap

Kỹ thuật đo

– Trước khi đo, bệnh nhân cần ngồi nghỉ ngơi trên ghế ít nhất 5 phút, chân đặt lên sàn nhà, tay đặt trên bàn ngang mức tim. Đây là tư thế của mức HA thường diễn ra hàng ngày.

– Đo HA tư thế đứng được thực hiện định kỳ 3-6 tháng/lần, đặc biệt là ở những người có nguy cơ hạ HA tư thế (suy tĩnh mạch, đái tháo đường).

– Băng quấn tay phải quấn được 80% cánh tay. Với người to lớn hoặc quá béo, bao tay nhỏ có thể làm tăng số đo (sai số tới 10-15 mmHg) và ngược lại.

– Đo ít nhất 2 lần, cách nhau ít nhất 2 phút. Trị số HA chính xác là giá trị trung bình cộng của 2 lần đo nói trên. Nếu 2 lần đo chênh lệch nhau trên 5 mmHg, cần thực hiện lần đo thứ 3 và lấy trung bình cộng của cả 3 lần.

– HA tâm thu được tính từ 2 tiếng đập liên tiếp đầu tiên. HA tâm trương được tính khi tiếng đập cuối cùng mất đi.

– Cần đo tay bên kia để đối chiếu mức HA của 2 tay.

– Người đo nên nói hoặc ghi lại cho người được đo trị số HA cũng như mức HA mục tiêu của họ.

Những điểm cần lưu ý

– HA thay đổi theo nhịp sinh học (thức – ngủ, ngày – đêm) và chịu tác động của nhiều yếu tố như: chất kích thích, thuốc, trạng thái tâm lý, vận động thể lực… Vì vậy, con số lúc đo chỉ đánh giá được tình trạng HA ngay vào thời điểm đó mà thôi.

Muốn phản ánh chính xác tình trạng HA thực sự, cần sử dụng kỹ thuật theo dõi HA 24 giờ.

– Lý tưởng nhất là đo áp lực máu ở trung tâm, tức HA ở động mạch chủ.

Bởi vì những biến chứng chính của bệnh tăng HA (như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim) thường ảnh hưởng lên các mạch máu gần trung tâm hơn là các mạch máu chi, nơi chúng ta vẫn thường đo. Với cách đo thông thường hiện nay (đo ở tay), việc xác định chỉ số HA sẽ không chính xác đối với bệnh nhân xơ vữa động mạch, suy giảm tính đàn hồi của thành mạch.

– HA có thể tăng lên khi đo vì bệnh nhân lo lắng khi gặp thầy thuốc (hiệu ứng áo choàng trắng). Để xác định bệnh tăng HA, cần đo ít nhất 3 lần (cách nhau 1 tuần). Nếu dùng thuốc hạ áp, không được dùng loại quá mạnh cho bệnh nhân mới được phát hiện.

Ngoài ra sau một thời gian sử dụng, đa số HA kế đều có sai lệch. Vì vậy, bạn nên chỉnh lại cho chính xác 3 tháng 1 lần.

BS. Bùi Nguyên Kiểm

(Theo suckhoedoisong)

Thể thao với người bị cao huyết áp

Những người tăng huyết áp (huyết áp cao) không nên chơi những môn thể thao nặng, gắng sức. Cần tăng cường tập luyện để đẩy lùi bệnh tật

Thể thao với người bị cao huyết áp

Chỉ số

Tăng huyết áp là một bệnh thuộc hệ tim mạch, bệnh gặp ở lứa tuổi trưởng thành, đặc biệt là người lớn tuổi. Được coi là tăng huyết áp khi chỉ số huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) trên 140 mmHg, và huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) từ 90 mmHg trở lên. Phần lớn các trường hợp tăng huyết áp chưa xác định được nguyên nhân (gọi là tăng huyết áp tiên phát) và có khoảng 5% tăng huyết áp do thận, mạch máu hoặc bệnh lý nội tiết.

Tăng huyết áp thường kết hợp với bệnh mạch vành, bệnh mạch máu não, suy tim xung huyết và dễ gây tử vong. Ngoài ra tăng huyết áp cũng kết hợp với suy thận, bệnh mạch máu ngoại biên, phình động mạch chủ, sa sút trí tuệ, rung nhĩ và rối loạn cương dương (đối với nam giới). Tăng huyết áp cũng là một yếu tố nguy cơ hàng đầu của bệnh đột quỵ.

Lưu ý

Nếu người bệnh tăng huyết áp tự cho mình vẫn khỏe mạnh mà tập thể dục bằng cách chạy bộ, nhất là chạy với tốc độ cao, thời gian kéo dài hoặc chơi các loại thể thao mang tính chất gắng sức mạnh như bóng đá, bóng chuyền… cũng đều làm cho huyết áp tăng đột ngột, những hoạt động này là bất lợi và nguy hiểm đối với người tăng huyết áp.

Bởi vì, khi chạy hoặc đá bóng, tim sẽ co bóp mạnh, máu được dồn nhiều vào động mạch làm cho động mạch tăng cao cường độ co bóp đến mức tối đa, do đó huyết áp tăng vọt trong khi thành động mạch đã không được bình thường (vì ở người tăng huyết áp do co thắt cơ trơn thành tiểu động mạch kéo dài dẫn đến dày thành tiểu động mạch và tăng kháng lực ngoại vi bất hồi phục).

Khi nghi ngờ mình bị tăng huyết áp thì cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác, từ đó bác sĩ sẽ chọn phác đồ điều trị thích hợp và được tư vấn những vấn đề cần thiết trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Ví dụ như, không ăn mặn, không ăn mỡ động vật, không uống bia, rượu quá mức, tuyệt đối không hút thuốc (thuốc lá, thuốc lào), tránh thức khuya, tránh căng thẳng thần kinh…

Có không ít người tự đo huyết áp và tự chẩn đoán bệnh cho mình rồi tự mua thuốc điều trị và tập thể dục tùy hứng không đúng bài bản đã làm ảnh hưởng xấu đến quá trình của bệnh.

Đối với bệnh tăng huyết áp, ngoài việc điều trị đúng thuốc, đúng liều, ăn uống hợp lý thì việc tập thể dục nhẹ nhàng (tốt nhất là  mỗi ngày đi bộ khoảng từ 45-60 phút và chia thành 2-3 lần đi, vừa đi vừa hít thở không khí vừa vận động tay, chân nhẹ nhàng, đều đặn) cũng góp phần cải thiện đáng kể trong điều trị bệnh tăng huyết áp

 

Kiểm soát các yếu tố nguy cơ đối với bệnh huyết áp cao

Điều trị huyết áp cao hầu như luôn bao gồm việc thay đổi lối sống để giúp quí vị kiểm soát các yếu tố nguy cơ. Kiểm soát các yếu tố nguy cơ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, nhồi máu cơ tim và đột quỵ của.

Kiểm soát các yếu tố nguy cơ đối với bệnh huyết áp cao

Hãy làm giảm cân nếu bị thừa cân

Nhiều người mắc huyết áp cao cũng đồng thời bị thừa cân. Nếu bác sỹ khuyên giảm cân, bạn có thể làm việc với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác như các chuyên gia dinh dưỡng được hành nghề, y tá, chuyên viên điều dưỡng thực hành, trợ lý bác sỹ, v.v… để bắt đầu một chế độ ăn kiêng đúng đắn và kế hoạch vận động cơ thể của bạn.

Việc làm giảm cân sẽ giảm bớt căng thẳng cho tim của và việc giảm cân thường sẽ giúp làm hạ huyết áp. Nếu bạn được hướng dẫn một chế độ ăn kiêng, hãy tuân thủ một cách chặt chẽ, kể cả những đề nghị về việc giảm lượng rượu. Đồ uống có cồn có giá trị dinh dưỡng thấp và hàm lượng calo cao vì vậy nếu bạn đang cố gắng làm giảm cân, hãy tránh sử dụng chúng.

Hãy vận động cơ thể thường xuyên

Thiếu vận động cơ thể có thể góp phần dẫn đến béo phì và cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Theo Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ, vận động cơ thể thường xuyên có nghĩa là tập luyện ở mức độ từ vừa đến mạnh ít nhất 30 phút mỗi ngày vào tất cả hoặc phần lớn các ngày trong tuần. Vận động cơ thể phải là một phần trong cuộc sống của quí vị. Đừng sợ vận động. Tốt nhất hãy hỏi ý kiến bác sỹ trước khi bắt đầu một chương trình vận động mới.

Tránh dùng quá nhiều đồ uống quá cồn

Một số nghiên cứu cho rằng uống nhiều hơn 3, 4 4 ao-xơ rượu mạnh nồng độ 40% (80-proof) mỗi ngày sẽ làm tăng huyết áp. Một người bị huyết áp cao có thể thường xuyên uống rượu ở mức vừa phải. Hạn chế lượng rượu, nên uống không quá 1–2 cốc mỗi ngày. Nếu bạn đang thực hiện chế độ ăn kiêng giảm cân, hãy nhớ rằng rượu có hàm lượng calo cao.

Hãy ngừng hút thuốc lá

Thuốc lá là một yếu tố nguy cơ khác đối với bệnh nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Quản lý sự căng thẳng

Thư giãn những quãng thời gian ngắn trong ngày làm việc, vào buổi tối và kỳ nghỉ cuối tuần cũng có thể giúp hạ huyết áp. Căng thẳng có thể khiến bạn hút thuốc và uống rượu nhiều hơn, ăn quá nhiều và tăng các hoạt động khác làm tăng nguy cơ đối với bệnh nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Một cách giải tỏa căng thẳng tốt là thực hiện một lượng vận động cơ thể thường xuyên theo khuyến nghị của Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ.

Giảm lượng natri (muối ăn) sử dụng

Hầu hết người Mỹ đều ăn quá nhiều muối so với lượng cần thiết, và việc giảm natri giúp phần lớn mọi người hạ huyết áp. Bác sỹ có thể khuyến nghị một chế độ ăn ít muối nếu huyết áp của bạn quá cao. Điều này nghĩa là bạn sẽ phải hạn chế các thực phẩm có chứa quá nhiều muối và giảm lượng muối mà bạn sử dụng trong nấu nướng và trên bàn ăn.

Hãy bắt đầu đọc các nhãn trên bao bì thường xuyên để tìm hiểu về hàm lượng natri trong thực phẩm chế biến sẵn. Bảy mươi lăm phần trăm lượng natri mà người Mỹ sử dụng có nguồn từ thực phẩm chế biến sẵn. Bạn cũng sẽ phát hiện ra rằng thảo mộc và đồ gia vị mang lại hương vị cho thực phẩm và tránh nguy cơ hàm lượng natri cao.

Ăn uống vì sức khỏe tim mạch

Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ khuyến nghị một chế độ ăn kiêng giàu hoa quả, rau củ và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ. Chế độ ăn kiêng cũng nên bao gồm các sản phẩm sữa không béo hoặc có hàm lượng béo thấp, đậu, thịt gia cầm và thịt nạc và cá (hai lần một tuần), tốt nhất là loại cá có chứa omega-3 (chẳng hạn cá hồi, cá trout, cá trích). Ăn những thực phẩm và đồ uống này sẽ giúp bạn có một chế độ ăn kiêng ít chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, cholesterol và natri (muối).

Hãy trao đổi về việc uống thuốc tránh thai với bác sỹ

Việc mắc chứng huyết áp cao không có liên quan trực tiếp với giới tính. Tuy nhiên, bác sỹ thường theo dõi cẩn thận hơn huyết áp của phụ nữ trong thời kỳ mang thai hoặc nếu họ đang uống thuốc tránh thai.

Một số phụ nữ chưa bao giờ bị huyết áp cao lại bị mắc chứng này trong thời kỳ mang thai. Tương tự, một phụ nữ đang uống thuốc tránh thai dễ có khả năng bị huyết áp cao nếu cô ta thừa cân, bị chứng huyết áp cao trong thời kỳ mang thai, có tiền sử gia đình về huyết áp cao hoặc bị mắc bệnh thận thể nhẹ.

Hãy trao đổi về việc sử dụng một số loại thuốc với bác sỹ

Một số loại thuốc khác cũng có thể làm tăng huyết áp và/ hoặc làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị huyết áp cao. Những người bị huyết áp cao nên nói với bác sỹ của họ về tất cả các loại thuốc kê đơn và không kê đơn mà họ đang sử dụng. Các loại thuốc này bao gồm những loại như thuốc steroids, thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), thuốc trị nghẹt mũi và các loại thuốc cảm cúm khác, thuốc giảm cân, cyclosporine, erythropoetin, thuốc chống trầm cảm ba vòng và các thuốc ức chế oxid monoamin.

(Theo viamericanheart)

Ngâm chân phòng chống cao huyết áp

Ngâm chân trong nước ấm, nước khoáng hoặc dịch thuốc là một liệu pháp phòng chống bệnh độc đáo của y học cổ truyền. Đối với bệnh cao huyết áp, biện pháp này có giá trị dự phòng và hỗ trợ trị liệu hiệu quả. Sau đây là một số công thức và cách dùng thông dụng.

ngam-chan2

Một số công thức nước ngâm

– Từ thạch, thạch quyết minh, đẳng sâm, hoàng kì, đương quy, tang chi, chỉ xác, ô dược, mạn kinh tử, bạch tật lê, bạch thược, đỗ trọng, ngưu tất, mỗi vị 6g, độc hoạt 18g, sắc lấy nước ngâm chân trong 60 phút.

– Câu đằng 20g và một chút băng phiến, sắc lấy nước ngâm chân 2 lần trong ngày, mỗi lần 30 – 45 phút, 10 ngày là một liệu trình.

– Câu đằng 30g, cúc hoa 15g, hạ khô thảo 15g, quyết minh tử 30g, ngưu tất 20g, bạch truật 20g, bạch cương tàm 20g, hồng hoa 15g, sắc lấy nước ngâm chân trong 30 phút, mỗi ngày 2 lần.

– Hạ khô thảo 30g, câu đằng 20g, tang diệp 15g, cúc hoa 20g, sắc lấy nước ngâm chân mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 30 phút.

– Ngô thù du 15g, hoàng bách 20g, tri mẫu 20g, sinh địa 20g, ngưu tất 20g, sinh mẫu lệ 40g, sắc lấy nước ngâm chân, mỗi ngày 2 lần.

– Tang chi 20g, tang diệp 15g, sung uý tử 20g, sắc lấy nước ngâm chân 2 lần trong ngày, mỗi lần 45 phút.

– Có thể dùng nước ấm bình thường hoặc nước khoáng nóng.

Cách ngâm chân

Dụng cụ: Tốt nhất là dùng chậu ngâm điện (loại nhập từ Trung Quốc, có bán tại các siêu thị), loại chậu này tiện lợi cho việc giữ nhiệt độ một cách tự động, ít phải chế thêm nước nóng rồi lại phải thử độ nóng làm cách quãng việc ngâm chân. Nếu không có thì nên dùng chậu gỗ vì loại chậu này giữ được nhiệt lâu, không độc và an toàn.

Nhiệt độ nước ngâm: Tuỳ theo tính chất địa lí, khí hậu, lứa tuổi, tình trạng bệnh lí, phản ứng của từng cá thể… mà lựa chọn nhiệt độ nước ngâm cho phù hợp. Nói chung, về cơ bản, nên chọn nhiệt độ trung bình từ 38 đến 43 độ C. Cơ sở xác định là, sau khi ngâm chân cơ thể cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái và huyết áp được cải thiện rõ rệt.

Tư thế: Chọn tư thế ngồi trên ghế tựa, chậu ngâm có độ cao từ 20 cm trở lên, độ rộng có thể chứa đủ hai chân là được.

Thời gian ngâm chân: Mỗi ngày nên ngâm 2 lần, tốt nhất là vào lúc 10 giờ sáng và tối trước khi đi ngủ. Ngoài việc điều chỉnh huyết áp, việc ngâm chân vào buổi tối sẽ giúp giấc ngủ ngon và sâu hơn. Dân gian có câu: “Sau ăn 300 bước, trước ngủ một chậu ngâm”. Tuỳ theo công thức thuốc ngâm, tuổi tác, giới tính, tình trạng sức khoẻ, khí hậu thời tiết, tính chất công tác… nói chung thời gian ngâm chân mỗi lần chừng 30 phút là phù hợp. Những người huyết áp quá cao, khó điều chỉnh thì có thể kéo dài thời gian ngâm. Mùa đông nên ngâm dài hơn mùa hè. Tiêu chí đánh giá thời gian ngâm hợp lí là: Sau khi ngâm chân cảm thấy dễ chịu, tình trạng huyết áp được cải thiện.

Biện pháp kết hợp khi ngâm chân

Trong khi ngâm nên kết hợp day bấm một số huyệt vị và thư giãn. Day bấm huyệt, xong thực hành thư giãn.

Các huyệt vị cần day bấm là: Bách hội (là điểm giao nhau ở đỉnh đầu của đường nối đỉnh hai vành tai khi gấp tai lại và đường trục giữa cơ thể, ấn có cảm giác ê tức); ấn đường (là điểm giữa của đoạn nối hai đầu trong lông mày) và Dũng tuyền (là điểm nối 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn nối đầu ngón chân 2 và điểm giữa bờ sau gót chân, trong chỗ lõm ở gan bàn chân). Nên dùng ngón cái hoặc ngón tay giữa để day bấm, mỗi huyệt chừng 2 phút, sao cho đạt cảm giác tức nặng là được.

Thực hành thư giãn: Tựa người vào thành ghế, toàn thân thả lỏng, mắt nhắm hờ, tập trung sự chú ý vào một điểm nhất định trên cơ thể, tốt nhất là vào Đan điền (vùng dưới rốn một chút). Thở đều, chậm và thật nhẹ đến mức để một vài sợi bông trước mũi mà không thấy lay động. Trước tiên, từ từ thở ra, bụng lõm vào rồi lại từ từ hít vào, bụng phình ra, nín thở một lát rồi lại từ từ thở ra, cứ luân phiên thở như vậy chừng 5 phút. Tiếp đó nghỉ 5 phút rồi lại lặp lại quy trình thở lần thứ hai.

Những điều cần chú ý

– Ngâm chân là liệu pháp mang tính hỗ trợ và phối hợp, những người huyết áp cao đang dùng thuốc không nên ngừng đột ngột, muốn ngừng hoặc giảm liều thuốc phải có ý kiến của bác sĩ điều trị.

– Trong khi tiến hành ngâm chân, tư tưởng hết sức thoải mái, bình thản, cần tránh căng thẳng hoặc suy nghĩ lo âu.

– Nên chọn nơi ngâm chân yên tĩnh, thoáng khí, không bị xáo trộn bởi ngoại cảnh.

– Phải kiên trì và đều đặn, tránh ngâm ngắt quãng.

– Nếu đang bị mắc các bệnh lí cấp tính có sốt do viêm nhiễm và bị bệnh xuất huyết thì không nên thực hành liệu pháp ngâm chânn

Ths. Hoàng Khánh Toàn 
(Chủ nhiệm Khoa Y học dân tộc Bệnh viện TƯ quân đội 108)

Thực đơn chống bệnh cao huyết áp

Cao huyết áp là tình trạng huyết áp động mạch cao hơn mức bình thường, kèm các triệu chứng choáng váng, đau đầu, ù tai, hoa mắt, hồi hộp, mất ngủ…Ngoài việc điều trị bằng thuốc, ăn uống khoa học sẽ trợ giúp rất lớn trong việc phòng trị căn bệnh này.Thực đơn chống bệnh cao huyết áp

Cao huyết áp là tình trạng huyết áp động mạch cao hơn mức bình thường, huyết áp thời gian dài mang tính liên tục vượt trên 140/90 mmHg, kèm các triệu chứng choáng váng, đau đầu, ù tai, hoa mắt, hồi hộp, mất ngủ…

Bệnh này bao gồm cao huyết áp thể nguyên phát và cao huyết áp thể thứ phát. Thể nguyên phát là một bệnh độc lập với biểu hiện chính là huyết áp tăng cao, chiếm tỷ lệ 80-90%; thể thứ phát là một trong những triệu chứng của một loại bệnh nào đó mà gây ra cao huyết áp. Nguyên tắc điều trị bằng Đông y: thời kỳ đầu thanh can tả hỏa hạ áp, thời kỳ sau tư âm bình can, dưỡng âm tiềm dương, hay hóa đàm thông lạc, hoạt huyết hóa ứ.

Ngoài việc điều trị bằng thuốc, ăn uống khoa học sẽ trợ giúp rất lớn trong việc phòng trị căn bệnh này.

*Nấm rơm thập cẩm: Nấm rơm tươi 30g, nấm hương 20g, củ năng 50g, cà rốt 100g, măng 50g, nấm mèo đen 50g, dưa chuột 30g, tàu hủ ki 50g, canh gà 0,5 lít. Nấm rơm tươi và nấm hương rửa sạch. Củ năng, măng, cà rốt, dưa chuột thái lát. Tàu hũ ki sau khi ngâm cắt đoạn, nấm mèo đen ngâm nước rửa sạch sử dụng sau. Đổ canh gà vào nồi, thêm vào tất cả vật liệu trên, sau khi dùng lửa lớn nấu sôi thì chuyển lửa nhỏ để hầm, khi thấm vị, bỏ hạt nêm, gừng, hành gia vị, rưới lên dầu mè thì hoàn tất. Dùng như món phụ kèm, ăn tùy ý. Công hiệu thanh can giáng hỏa, tư bổ can thận, hạ huyết áp.

*Củ tỏi giấm đường: Củ tỏi 0,5 kg, đường đen 0,5 kg, giấm gạo 0,5 lít. Củ tỏi rửa sạch, để ráo, cho vào hũ miệng to, lót lên từng lớp đường đen, đổ vào giấm gạo, đậy nắp, lắc hũ cho đều, sau đó mỗi ngày lắc đều 1-2 lần, ngâm 10 ngày thì có thể dùng. Ngày 2 lần, mỗi lần nhai 6-7 tép. Công hiệu giải độc tiêu viêm, giảm áp tiêu mỡ.

*Phổ tai xào tàu hũ ki: Tàu hũ ki 200g, phổ tai 50g. Phổ tai ngâm nước ấm trong 12 giờ, sau khi rửa sạch thái sợi. Tàu hũ ki thái sợi. Đổ dầu vào chảo chiên nóng, thêm gừng và hành phi thơm, cho vào tàu hũ ki và phổ tai, nước dùng, bột nêm, dùng lửa mạnh đảo đều trong giây lát, sau khi múc vào thau thì rưới dầu mè lên, trộn đều. Dùng làm món phụ. Công hiệu tu dưỡng can thận, tả trọc, giảm huyết áp.

*Nấm rơm hầm bí đao: Bí đao 0,5 kg, nấm rơm 100g. Bí đao rửa sạch thái lát, cho vào chảo nóng có dầu đảo qua, sau đó thêm vào nấm rơm và nước dùng, nấu cho đến khi bí đao mềm nhừ, cho bột nêm, làm xốt, trang trí rau thơm. Dùng làm món phụ. Công hiệu ích khí giảm béo, hóa đàm tả trọc, giảm huyết áp.

*Gỏi khổ qua: Khổ qua 250g, bỏ hạt, dùng nước sôi trụng trong 3 phút, thái sợi nhỏ, trộn với hành và gừng nhuyễn, muối, đường trắng, nước tương, dầu mè, bột nêm cho đều. Dùng làm món phụ, công hiệu thanh can tả hỏa, giảm huyết áp.

*Cháo Hà thủ ô: Hà thủ ô (chế) 30g, gạo tẻ 100g, đại táo 5 quả. Hà thủ ô nướng khô tán bột mịn. Gạo nấu cháo thêm vào bột Hà thủ ô, đại táo, rồi dùng lửa nhỏ nấu thêm 40 phút thì hoàn tất. Mỗi ngày ăn cháo. Công hiệu bổ khí huyết, ích can thận, giảm huyết áp, chống lão hóa. Món ăn hiệu quả hơn vào mùa xuân.

*Cháo Sơn tra – gạo lức: Gạo lức 100g, sau khi nấu cháo, thêm Sơn tra 10g, đẳng sâm 15g, dùng lửa nhỏ nấu thêm 5 phút thì hoàn tất. Dùng điểm tâm sáng. Công hiệu bổ khí huyết, giảm huyết áp.

*Cháo hải sâm – đại táo: Hải sâm 50g, sò điệp khô 50g, đại táo 10 quả, gạo 100g. Tất cả vật liệu rửa sạch cùng nấu cháo, ngày 2 lần, mỗi lần 1 chén. Công hiệu tu bổ can thận, giảm huyết áp. Người bệnh tăng huyết áp dùng món này tốt nhất vào mùa thu.

*Cháo cà chua – củ mài: Cà chua 100g, củ mài 20g, Sơn tra 10g, gạo 100g. Gạo, củ mài, sơn tra cùng nấu cháo, rồi thêm cà chua nấu trong 10 phút thì dùng. Mỗi ngày dùng 1 lần. Công hiệu bổ tỳ vị, ích khí huyết, giảm huyết áp.

*Củ hành tây xào thịt bò: Củ hành 150g, thịt bò 100g. Cả hai cùng thái sợi, thịt bò nhúng qua tương bột năng. Đổ dầu vào chảo cho nóng, thêm gừng, hành phi thơm, thêm thịt bò, rượu đế, xào chín, thêm củ hành sợi, lại xào chung một lúc, bỏ bột nêm và nước tương. Dùng làm món phụ. Công hiệu giảm áp tiêu mỡ, ích khí tăng lực.

*Nước rau cần – táo tây: Rau cần 0,5 kg, táo tây 300g. Táo tây rửa sạch, cắt nhuyễn với cả vỏ. Rau cần cả lá rửa sạch cắt nhuyễn, hai vật liệu này cho vào máy xay ra nước cốt, gạn lọc, dùng lửa nhỏ nấu sôi lại thì dùng. Ngày 2 lần. Công hiệu bình can giảm huyết áp, làm mềm mạch máu.

*Củ hành tây xào: Củ hành tây 200g, rửa sạch thái sợi. Đổ dầu vào chảo cho nóng, cho vào củ hành sợi đảo đều, thêm gia vị nước tương, bột nêm, dùng làm món ăn phụ. Công hiệu giảm áp tiêu mỡ, trợ tiêu hóa.

*Nước Cỏ Tâm giác – rễ Câu kỷ: Rau Tề thái tươi (cỏ Tâm giác) 250g, rễ Câu kỷ tươi 250g. Hai thứ rửa sạch, ngâm trong nước ấm 15 phút, vớt ra, băm nhuyễn, cho vào máy xay ra nước cốt, dùng vải gạn lọc bỏ bã, kế tiếp nấu sôi lại bằng lửa nhỏ thì uống. Chia uống 2 lần sáng và chiều. Công hiệu thanh nhiệt lợi thủy, lương huyết giảm áp.

*Nước cà chua: Cà chua tươi 0,5 kg. Cà chua rửa sạch, mang cả vỏ thái nhuyễn, cho vào máy xay ra nước cốt, dùng vải gạn lọc bỏ bã, kế tiếp nấu sôi lại bằng lửa nhỏ thì uống. Chia uống 2 lần sáng và chiều. Công hiệu lương huyết bình can, thanh nhiệt giảm áp.

Lương y Bàng Cẩm

(Theo dinhduong)