Tag Archives: vi rút

Sử dụng thuốc để điều trị viêm gan B

Những loại thuốc nào được dùng để điều trị viêm gan B ?

Liệu pháp kháng vi rút không được khuyến cáo trong giai đoạn viêm gan B cấp bởi vì tình trạng nhiễm trùng tự thoái lui ở hấu hết bệnh nhân có triệu chứng. Tuy nhiện, suy gan cấp đã nói ở trên chiếm dưới 0,5% trường hợp viêm gan B cấp ở người lớn đòi hỏi lưu ý đánh giá về việc ghép gan.tac-dung-phu-cua-thuoc-dieu-tri-viem-gan

FDA đã đưa ra hai loại thuốc là interferon và lamivudin để điều trị viêm gan B mạn. Việc sử dụng thuốc kháng vi rút điều trị cho những bệnh nhân có vi rút đang hoạt động sinh sản ( HBeAg dương tính và HBV DNA dương tính ), thay đổi chức năng gan ( tăng men gan ALT và AST) và không có dấu hiệu bệnh lí gan ( chỉ những biến chứng của xơ gan ). Mục đích trực tiếp của liệu pháp kháng vi rút là làm giảm sự sinh sản (Ức chế HBeAg và HBV DNA trong máu ) và cải thiện chức năng gan ( ALT và AST về bình thường ). Mục tiêu cơ bản là dự phòng tổn thương và sẹo hóa mô gan nhiều hơn nữa, làm ngừng tiến trình đến xơ gan và bằng cách đó dự phòng các biến chứng của xơ gan bao gồm cả ung thư gan.

Interferon trong điều trị viêm gan B mạn ?

Interferon – alpha 2b ( intron A) lần đầu tiên cho thấy hiệu quả trong điều trị viêm gan B mạn vào năm 1988. Ngay sau đó, FDA cấp phép interferon trong điều trị viêm gan B mạn. Interferon –alpha 2b là một protein nhỏ tự nhiên trong cơ thể được tạo ra bởi bạch cầu để chống lại sự nhiễm vi rút. Ngoài ra nó có hiệu quả kháng vi rút trực tiếp bằng cách hỗ trợ hệ miễn dịch cơ thể làm sạch vi rút.

Người ta tạo ra nhiều loại interferon, bao gồm beta interferon, gamma interferon , và ít nhất hơn 20 loại alpha interferon khác nhau. Tuy nhiên, chỉ có interferon-alpha 2b và interferon – alpha 2a là được FDA chấp nhận cho sử dụng trong lâm sàng ở Mỹ. Hoạt động kháng vi rút của hai loại interferon là tương tự nhau mặc dù chỉ interferon –alpha 2b là được cấp phép sử dụng điều trị viêm gan B mạn. Lưu ý rằng ribavirin, một loại thuốc dùng kết hợp với interferon trong điều trị viêm gan C thì không có hiệu quả trong điều trị nhiễm HBV.

Để điều trị viêm gan B mạn, một đợt điều trị interferon từ 4-6 tháng. Interferon được tiêm dưới da mỗi ngày với liều 5 triệu đơn vị hay 3 lần một tuần với liều 10 triệu đơn vị. Kết quả điều trị là làm giảm sự sinh sản HBV 30-40% ở bệnh nhân được điều trị. Điều trị thành công khi biến mất HbeAg, HBV DNA và xuất hiện kháng thể anti- Hbe. Vì vậy, chuyển từ giai đoạn vi rút đang hoạt động sang giai đoạn không hoạt động. Xét nghiệm chức năng gan trở về bình thường sớm nhất và không có tổn thương hay sẹo hóa mô gan dưới lâm sàng (được thấy qua sinh thiết gan ). Hơn 50% bệnh nhân không phải là người Châu Á đã được điều trị thành công không có HBsAg trong máu. Tuy nhiên, một lượng nhỏ HBV còn tồn tại trong gan của họ. Điều này cho thấy sự hạn chế HBsAg hầu như không bao giờ xảy ra ở Châu Á, ngay cả những người đã điều trị thành công. Tuy nhiên, sự tái hoạt động của vi rút chỉ chiếm khoảng 5% trường hợp bệnh nhân được điều trị thành công.

Có nhiều tác dụng phụ khi điều trị bằng interferon. Thực vậy ngay cả khi phóng thích interferon nội sinh cũng gây triệu chứng giống như cúm. Không có gì phải ngạc nhiên vì điều đó, việc tiêm interferon thường gây ra những triệu chứng giống như cúm từ trung bình đến nặng, bao gồm: mệt mỏi, đau cơ, sốt, ớn lạnh, và chán ăn. Những triệu chứng giống cúm này là tác dụng phụ thường gặp nhất khi điều trị bằng interferon chiếm 80% trường hợp bệnh nhân. Tác dụng phụ khác bao gồm lo âu ( 20%), suy hay cường giáp (6%), giảm chức năng xương ống ( 40%, giảm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu ) và rụng tóc (25%). Khoảng 1/5 bệnh nhân điều trị interferon cần phải ngưng điều trị hay giảm liều do những tác dụng phụ này.

Điều không may mắn là phần lớn bệnh nhân viêm gan B mạn không đáp ứng với trị liệu bằng interferon. Tuy nhiên, dữ liệu của một trị liệu lý tưởng từ những điểm lợi của việc dùng interferon đã được biết. Như một bệnh nhân có mức HBv cao trong máu, men gan tăng ( AST )

Diễn tiến tự nhiên của viêm gan B mạn

Sự nhiễm HBV có thể diễn tiến từ thời kỳ dung nạp miễn dịch ( là giai đoạn hệ miễn dịch lờ vi rút ) tiếp sau là giai đoạn miễn dịch đào thải ( là lúc hệ miễn dịch chống lại và ức chế vi rút ) đến giai đoạn yên lặng. Quá trình diễn tiến của viêm gan B mạn thì cũng như vậy. Tuy nhiên, có liên quan đến một vài yếu tố gồm tuổi bệnh nhân bắt đầu bị nhiễm. Vì vậy, diễn tiến của viêm gan B mạn ở những người bị nhiễm lúc nhỏ thì hoàn toàn khác với người bị nhiễm lúc lớn. Điều cơ bản nhất là diễn tiến bệnh phụ thuộc phần lớn vào phản ứng hay sự cân bằng giữa hệ miễn dịch của cơ thể và vi rút.dien bien viem gan b

Thời kỳ dung nạp miễn dịch là gì ?

Đối với những người bị nhiễm lúc nhỏ ( ví dụ trẻ mới sinh ra ở Nam Á hay Trung Phi), hệ miễn dịch ban đầu không nhận biết hay phản ứng với HBV. Giai đoạn này được biết như giai đoạn dung nạp miễn dịch bởi vì hệ miễn dịch dường như chấp nhận vi rút. Có một điều là hệ miễn dịch được tiếp xúc với HBV trong khi hệ miễn dịch vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh vì lẽ đó không thể nhận biết HBV như là vật lạ. Một điều khác nữa, vi rút có thể tự bộc lộ trong tế bào gan trong suốt nhiều năm một cách khác nhau hơn là những năm sau của sự nhiễm trùng.

Trong giai đoạn dung nạp miễn dịch, tế bào gan ít bị hay không bị tổn thương, mặc dù vi rút ở mức cao. Hơn nữa, chức năng gan thì bình thường và kết quả là bệnh nhân không có triệu chứng. Giai đoạn này kéo dài trong nhiều năm thậm chí từ 20-30 năm. Xét nghiệm máu trong giai đoạn này là HBsAg dương tính, HBeAg dương tính, và HBV DNA dương tính. Điều quan trọng nên biết là giai đoạn này thường không thấy ở những người bị nhiễm HBV lúc trưởng thành cũng như những người ở Bắc Mỹ hay Tây Âu.

Giai đoạn miễn dịch đào thải là gì ?

Giai đoạn miễn dịch đào thải bắt đầu suốt thập niên thứ 3 đến thập niên thứ 4 ở người đã bị nhiễm HBV lúc nhỏ. Hệ miễn dịch ở những bệnh nhân này không kéo dài sự thờ ơ với vi rút nữa. Ngược lại, một người bị nhiễm HBV lúc lớn, thường bắt đầu giai đọan miễn dịch đào thải ngay. Trong giai đoạn này, hệ miễn dịch tấn công và làm tổn thương những tế bào gan bị nhiễm HBV. Giai đoạn này gọi là miễn dịch đào thải bởi vì hệ miễn dịch đang chống lại để làm sạch hay ức chế vi rút. Nghịch lý là quá trình này lại làm cho tế bào gan bị tổn thương, chức năng gan bất thường ( tăng ) đặc biệt là men gan ALT và AST. Ngoài ra, sinh thiết gan cho thấy gan bị tổn thương ( tình trạng viêm ) và sự hình thành mô sẹo ( mô xơ). Sự phá hủy nặng nề và trong suốt giai đoạn này xác định bệnh nhân sẽ bị bệnh gan thậm chí xơ gan ( sẹo hoá nhiều mô gan ) hay không. Sự phá hủy mô gan nặng nề và thời gian giai đoạn này càng kéo dài thì hầu như là bệnh nhân sẽ bị xơ gan .

Giai đoạn yên lặng là gì ?

Tiếp theo sau giai đoạn miễn dịch đào thải, sự nhiễm vi rút bước sang giai đoạn ổn định ( yên lặng, không hoạt động ). Mức HBV trong máu rất thấp, xét nghiệm chức năng gan gần như bình thường hay bình thường, và ít hay không có tổn thương tế bào gan qua sinh thiết, diễn tiến đến xơ hoá hay xơ gan có thể sớm hơn. Trong giai đoạn này, hầu như bệnh nhân luôn tồn tại HBsAg dương tính, dấu hiệu đã từng bị nhiễm HBV. Tuy nhiên, vào lúc này dấu hiệu sinh sản của HBV ( HBeAg và HBV DNA ) gần như âm tính và anti- HBe dương tính ( chứng tỏ vi rút đang ở trong tình trạng không hoạt động và ít nguy cơ lây nhiễm hơn).

Còn những đợt cấp hay diễn tiến của hbv trong giai đoạn yên lặng ?

Thỉnh thoảng, trong giai đoạn yên lặng vi rút có thể hoạt động trở lại. Sự tái hoạt động này gọi là đợt cấp, thường có triệu chứng với bất thường chức năng gan và tổn thương tế bào gan. Đợt cấp là do sự rối loạn mà trong đó là sự thay đổi cân bằng giữa hệ miễn dịch và vi rút. Nó có thể rất nặng và hậu quả là sẹo hóa mô gan nhiều hơn nữa. Người Châu Á trên 40 tuổi có nguy cơ bị những đợt cấp nếu có bệnh HBV. Thực tế, ở nhiều người, bệnh này sẽ diễn tiến đến xơ gan, xơ gan mất bù, kèm theo những biến chứng và bao gồm cả ung thư gan.

Tuy nhiên, diễn tiến đến xơ gan rất thầm lặng ở hầu hết bệnh nhân. Điều này có nghĩa là bệnh diễn tiến với rất ít hay không có triệu chứng để nhận thấy mức độ trầm trọng của bệnh. Một khi xơ gan xảy ra thì nguy cơ có những biến chứng như tăng áp lực tĩnh mạch cửa (đã nói ở phần trên ) khoảng 20-25% trong 5 năm. Hơn nữa, nguy cơ bị ung thư gan nguyên phát tăng gấp 200-300 lần so với người khỏe mạnh không bị nhiễm HBV.

Người lành mang mầm bệnh là gì ?

Những người bị nhiễm HBV có giai đoạn miễn dịch đào thải ngắn và nhẹ trước khi bước sang giai đoạn ổn định, có khuynh hướng rất tốt. Có nghĩa là họ sẽ có xét nghiệm chức năng gan bình thường và không có triệu chứng. Được gọi là người lành mang mầm bệnh. Tuy nhiên, họ vẫn có thể lây nhiễm cho người khác. Nguy cơ xơ gan và ung thư gan ở những người này rất ít mặc dù có cao hơn một ít khi so sánh với người không bị viêm gan B mạn. Hiếm khi người lành mang mầm bệnh tự nhiên trở thành HBsAg âm tính ( dấu hiệu chưa từng bị nhiễm HBV ). Mặc dù vậy, điều này chỉ xảy ra ở những người bị nhiễm HBV lúc trưởng thành.

(Theo Tuvanonline)